Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên.
Năm 1972 tuyến đường sắt bị hư hổng do chiến tranh, nên nhà ga Đà Lạt ngưng hoạt động. Đến năm 1975 sau khi giải phóng thì tuyến đường sắt được khôi phục. Nhưng nhà ga Đà Lạt chỉ còn phục vụ du lịch và không còn để vận chuyển hàng hóa như trước nữa. Ga Đà Lạt hay ga xe lửa Đà Lạt là công trình đường sắt cổ kính nhất và độc nhất của Việt Nam cũng như Đông Dương.
Ga Đà Lạt được thiết kế với phong cách kiến trúc độc đáo, với tài năng của hai nhà thiết kế nổi tiếng người Pháp. Hai nhà thiết kế Moncet và Reveron đả lấy ý tưởng từ hình ảnh của dãy Langbiang hùng vĩ. Nhà ga có hình dáng đặc trưng với 3 chóp nhọn, phía trước còn có mặt đồng hồ rất to. Trên đồng hồ ghi lại thời gian bác sỹ Alexandre Yersin phát hiện ra Đà Lạt.
Mái của nhà ga Đà Lạt được thiết kế mô phỏng theo hình dáng ngọn núi Langbiang, hình ảnh biểu tượng của vùng đât ngàn hoa. Ga xe lửa Đà Lạt với chiều dài 66.5 m, chiều ngang là 11.4 m và chiều cao là 11 m. Hình ảnh ga tàu Đà Lạt khá là giống với lối thiết kế của nhà ga ở miền nam nước Pháp.
Ga xe lửa đà lạt trước kia là con đường để vận chuyển hành hóa, nhưng đả bị tàn phá trong thời gian chiến tranh. Ngày nay ga tàu đà lạt là một địa điểm du lịch không thể bảo qua khi đến với thành phố ngàn hoa.