Findtour.vn - Website đặt dịch vụ du lịch trực tuyến tại Việt Nam
Cẩm nang du lịch
Liên hệ
media\articles\5296c15f-a03f-4450-989e-08dbea49e59c\banner.211123112530923.jpg

Truyền thuyết về tháp bà Panagar Nha Trang theo người dân kể lại

Ẩn sau công trình kiến trúc nổi tiếng này là những câu chuyện truyền thuyết về sự hình thành của nó, khiến cho những ai tới đây và được nghe những câu chuyện này đều rất thích thú.

NỘI DUNG CHÍNH [Ẩn]
  • Tháp Bà Ponagar Nha Trang ở đâu?
  • Kiến trúc Tháp Bà Ponagar
  • Những truyền thuyết gắn liền với Tháp Bà Ponagar Nha Trang
  • Câu chuyện Thiên Y Ana Thánh Mẫu được sinh ra
  • Thiên Y Ana gặp gỡ Thái Tử Trung Hoa
  • Câu chuyện Thiên Y Ana trở về quê hương và ngự trị đến ngày nay
  • Ngôi miếu trước tháp nằm giữa sông Cù Huân
  • Tháp Bà Ponagar Nha Trang trong đời sống tinh thần của người dân
  • Cầu Con ở Tháp Bà Ponagar Nha Trang
  • Niềm tin vào Thiên Y Ana Thánh Mẫu của ngư dân miền biển
  • Lễ hội tháp Bà Ponagar Nha Trang

Vì sao người dân tin rằng Tháp Bà Ponagar là nơi linh thiêng nhất vùng

Không những là điểm đến du lịch nổi tiếng, những câu chuyện, truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang cũng luôn là chủ đề được rất nhiều du khách nhắc tới. Ẩn sau công trình kiến trúc nổi tiếng này là những câu chuyện kì ảo về sự hình thành của nó, khiến cho những ai tới đây và được nghe những câu chuyện này đều rất thích thú.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang ở đâu?

Nằm ngay sát khu trung tâm ở Nha Trang về hướng Bắc tính từ cầu Trần Phú. Bên cạnh là sông Cái Nha Trang, con sông gắn liền với văn hoá vùng đất này. Bạn có thể đi vào con đường mang tên Tháp Bà để dẫn ra khu vực kiến trúc Tháp Bà Ponagar sẽ tiện di chuyển hơn. Qua khu vực xóm Bóng - Cù Huân, bạn có thể dễ dàng thấy được nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu. Khu vực được chia làm ba tầng rõ rệt. 

Kiến trúc Tháp Bà Ponagar

Khu vực được chia làm ba tầng rõ rệt:

Với tầng đầu tiên (khu vực Tháp cổng) cũng chính là lối dẫn lên tháp chính với những bậc tam cấp. 

Cổng tháp

Tầng thứ hai hay còn có tên gọi khác là Mandapa, được tạm hiểu là nhà tĩnh tâm, nhà khách. Chính vì thế nơi này được chọn làm nơi để du khách tới đây nghỉ chân, và sửa sang lại quần áo, lễ vật trước khi dâng cúng. Một điều đặc biệt ở tầng này mà du khách dễ dàng nhận thấy đó là bốn hàng cột lớn hình bát giác được xây dọc hai bên mỗi bên 5 cột lớn và 6 cột nhỏ. Ngày xưa, người Chăm muốn dâng lễ sẽ phải leo lên những bật tam cấp dốc và đứng như ảnh, hiện nay do lối đó nguy hiểm nên chỉ còn là khu chụp ảnh và đã có lối đi bên cạnh.

Khu vực tầng thứ 2 của Tháp

Đi qua hai tầng trên du khách sẽ tới được Tháp Bà Ponagar. Công trình nàyđược xây dựng bằng gạch đỏ, gắn kết với nhau bằng một chất kết dính rất đặc biệt của người Chăm mà gần như không thế nhận ra sự hiện diện của chúng. Chiều cao của tháp chừng 23m, được chia thành 4 tầng, ở mỗi tầng này đều có kiểu thiết kế giống nhau với chủ đạo là những vị thần hay những linh vật của người Chăm cổ.

Tầng 3 - Khu tháp chính

Những truyền thuyết gắn liền với Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Gắn với đó là câu chuyện vẫn được những người dân nơi đây truyền tai nhau về sự tích Tháp Bà Po Nagar (Thiên Y A Na) đó là: 

Câu chuyện Thiên Y Ana Thánh Mẫu được sinh ra

Thuở xa xưa trên núi Đại An, có vợ chồng nhà tiều phu nọ, đã nhiều tuổi những không có con. Vợ chồng ông sống dựa vào việc trồng dưa. Đến mùa, dưa chín ông thấy vườn dưa của mình đã bị trộm một số trái dưa. Sau nhiều lần như vậy ông đã bắt được kẻ trộm, nhưng rất bất ngờ bởi tên trộm lại là một cô gái xinh đẹp, không có cha mẹ. Thương cho số phận cô gái vợ chồng lão nông đã nhận cô làm con nuôi. Nhưng ông bà không hề biết cô ấy là tiên nữ giáng trần.

Đỉnh Tháp

Thiên Y Ana gặp gỡ Thái Tử Trung Hoa

Một thời gian sau, mưa lũ đổ vể tàn phá cảnh vật nơi đây khiến cô nhớ lại coi tiên xưa. Vì vật cô đã gom hoa lá, cây cỏ và những tảng đá để làm lên một hòn non bộ. Khi về, người cha nuôi thấy cảnh đó, rất tức giận vì cho rằng những việc như vậy không hợp với phụ nữ nên ông đã quát mắng cô. Hờn dỗi, cô bỏ đi rồi bắt gặp một khúc kì nam trôi giữa dòng sông, cô bèn hóa thân vào nó rồi trôi dạt tới Trung Hoa.

Khi cô trong hình hài của khúc kì nam trôi tới Trung Hoa, người dân nơi đây kéo ra xem rất đông bởi mùi hương ngào ngạt của nó. Rất nhiều người muốn mang về nhà nhưng không vác nổi. 

Nghệ thuật múa bóng

Nghe dân chúng truyền tai nhau truyện lạ, vị Thái tử nước này đã xuống nơi này và nhấc bổng khúc gỗ mang về. Một hôm, vị Thái tử này phát hiện có bóng người lạ ở trong cung lấy làm lạ đã theo dõi và phát hiện ra cô gái ẩn nấp trong khúc gỗ đó. Nàng tự xưng với Thái tử là Thiên Y A Na, rồi ngồi kể cho ngài nghe về câu chuyện của mình. 

Đem lòng yêu mến cô gái, ngay hôm sau Thái tử đã xin phép Vua cha cho mình được thành thân với nàng. Sau những năm chung sống với Thái tử hai người đã có cho mình 2 người con. Người con gái đặt tên là Quí, người con trai đặt trên là Tri (hiện nay bên cạnh tháp chính thờ Bà là hai tháp nhỏ thờ con trai và con gái Bà, gọi là Tháp Cô - Tháp Cậu)

Tháp cô cậu

Câu chuyện Thiên Y Ana trở về quê hương và ngự trị đến ngày nay

Một ngày kia, Thiên Y A Na nhớ về quê hương và cha mẹ nuôi của mình ở quê nhà. Bà liền dẫn hai người con của mình hóa vào khúc kì nam, để xuôi ra biển trở về quê nhà. Khi về đến thì cha mẹ nuôi đã không còn. Bà đã xây mộ cho cha mẹ, rồi sửa lại ngôi nhà để có nơi thờ cúng ông bà. 

Trở về đây, bà thấy người dân quê mình còn nghèo đói, khổ cực, bà liền chia sẻ kiến thức của mình đã có trong những năm tháng ở xứ Trung Hoa giúp dân chúng biết cách cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, các lễ nghi sao cho phải đạo… để từ đó cuộc sống của người dân ngày một ấm no, đủ đày hơn.

Người dâng lễ

Một ngày nọ, một con chim hạc to lớn từ trên trời bay tới rước mẹ con bà về trời. Sau đó người dân nơi đây để tỏ lòng biết ơn của mình đối với bà đã cho tạc tượng và xây dựng tháp để thờ cúng.

Khi nghe tin bà và hai người con bay về trời vị Thái tử kia vô cùng tức giận vì nghĩ người dân đã che giấu bà và các con liền sai thuộc hại của mình đi tra khảo người dân. Quá oan ức, người dân nơi đây đã tới tòa tháp thắp hương kêu oan. Ngay lúc đó, từ đâu đi tới một trận giông bão khiến mọi thứ rung chuyển và thổi bay quân lính đến từ phương Bắc.

 

Ngôi miếu trước tháp nằm giữa sông Cù Huân

Rất nhiều người suy đoán những cụm đá còn lại ở trước Tháp ở sông Cù Huân chính là những khối đá năm xưa đã nhấn chìm đoàn những tàu bè và quân lính. Câu chuyện huyền bí này cũng đã được ghi tạc lại trên bia đá và dựng phía sau tòa tháp vào năm 1856.

Miếu thờ trên biển

Tháp Bà Ponagar Nha Trang trong đời sống tinh thần của người dân

Cầu Con ở Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Người dân Nha Trang tin rằng, Tháp Bà Ponagar là nơi linh thiêng nhất trong việc cầu con ở vùng này. Trong văn hoá người Chăm, Linga và Yoni (là bộ phận sinh dục của nam và nữ) theo văn hoá tín ngưỡng Phồn Thực của người Chăm,  "Phồn Thực" là niềm tin vào sự nảy nở ra nhiều. Vì vậy mà mỗi khi khó khăn trong vấn đề con cái, người dân thường lên điện thờ Bà để cầu nguyện và vuốt ve hai linh vật Linga và Yoni để cầu xin. 

Linga Yoni - Tín ngưỡng Phồn Thực

Niềm tin vào Thiên Y Ana Thánh Mẫu của ngư dân miền biển 

Nha Trang - Khánh Hoà là vùng đất có thể nói là mưa thuận gió hoà, là địa phương ít chịu tác động của bão ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Người dân tin rằng, Tháp Bà Ponagar hướng mặt ra biển luôn soi sáng và che chở cho ngư dân tránh khỏi tai ương khi đánh bắt xa bờ, người dân Nha Trang luôn bình an tránh khỏi thiên tai.

 

Lễ hội tháp Bà Ponagar Nha Trang

Được diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội văn hóa, tín ngưỡng lớn nhất diễn ra của khu vực miền Trung và Nha Trang nói riêng. Không những thế, tới đây du khách sẽ được hòa mình vào không khi vui tươi của những màn trình diễn như múa lân, múa bóng, hát bộ… vô cùng đặc sắc là lý thú. 

Lễ hội Tháp Bà

Với những câu chuyện về Tháp Bà Ponagar càng làm cho nơi đây trở lên huyền bí và hấp dẫn hơn trong lòng du khách. Với những ai một lần được thăm quan, khám phá di tích này chắc chắn sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch khám phá Nha Trang.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu nào, bạn có thể liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Findtour qua số điện thoại 079.6567.998 hoặc gửi email về địa chỉ: info@findtour.vn. Hãy để Findtour giúp bạn có một kỳ nghỉ tuyệt vời và tiết kiệm tại Nha Trang!

Xem thêm: Thành cổ Diên Khánh, di tích lịch sử lâu đời tại Khánh Hoà

 

Bài viết liên quan